brt365 casino Nền tảng trực tuyến trang web chính thức

Vinaora Nivo Slider 3.x

567 Lê Duẩn, Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk

Tel: 0262. 3853 279   Fax: 0262. 3813 953

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

   Khoa Nông Lâm nghiệp, được thành lập từ ngày đầu thành lập trường. Đến tháng 9 năm 1979 khoa đựơc tách làm 2 khoa Nông nghiệp và Lâm nghiệp. Đến năm 1997 Nhà trường có quyết định sát nhập thành khoa Nông Lâm nghiệp. Đầu năm 2007 do yêu cầu phát triển, khoa Nông Lâm nghiệp được tách thành 2 khoa là khoa Nông Lâm nghiệp và khoa Chăn nuôi Thú y.

   Với sự Lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ, Ban giám hiệu Trường, Khoa Nông Lâm nghiệp từ một đơn vị đào tạo nhỏ bé, thầy và trò trong khoa đã đồng cam cộng khổ, vượt qua khó khăn gian khổ, đến nay đã xây dựng Khoa trở thành một khoa đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực, có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật khá mạnh. Cơ sở vật chất được đầu tư từng bước hiện đại. Quy mô đào tạo của Khoa được mở rộng, đa dạng về ngành nghề, ngày càng đáp ứng được nguồn lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội ở các tỉnh Tây Nguyên và đất nước.

II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

   1. Chức năng

   Chức năng của Khoa Nông Lâm nghiệp là một khoa chuyên ngành đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân và kỹ sư thuộc khối khoa học tự nhiên và đào tạo một số ngành công nghệ: Lâm học, Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Công nghệ sau thu hoạch, Quản lý đất đai, Lâm sinh, Quản lý Tài nguyên rừng, đồng thời khoa cũng có thêm chức năng giảng dạy các học phần cơ sở cho các Khoa đào tạo khác của trường.

   2. Nhiệm vụ

     Song song với đào tạo 07 ngành học trực thuộc khoa là Bảo vệ thực vật, Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ thực phẩm, Lâm sinh, Quản lý tài nguyên rừng, Khoa học cây trồng, Quản lý đất đai; khoa Nông Lâm nghiệp đã và đang triển khai các đề tài khoa học công nghệ (KHCN) các cấp, chương trình hợp tác nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực: Khoa học cây trồng; ứng dụng công nghệ cao trong nông lâm nghiệp; khoa học lâm nghiệp và quản lý, bảo tồn tài nguyên rừng; kỹ thuật công nghệ sau thu hoạch, công nghệ thực phẩm, quản lý tài nguyên đất;...Hoạt động KHCN và hợp tác quốc tế (HTQT) ở khoa Nông Lâm nghiệp được xem là cơ sở quan trong để nâng cao chất lượng đào tạo, hợp tác, chuyển giao công nghệ đến các địa phương, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy trẻ, hỗ trợ sinh viên tiếp cận nghiên cứu khoa học. Chính vì thế, các lĩnh vực nghiên cứu khoa học của khoa cũng tiếp cận và cập nhật theo nhu cầu thực tế phát triển nông lâm nghiệp ở các địa phương vùng Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung; cũng như yều cầu mới trong đào tạo, nghiên cứu về nông lâm nghiệp trong khu vực và quốc tế.

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC

   1. Lãnh đạo khoa Nông Lâm nghiệp hiện nay

ThS. Lê Đình Nam
Phó Trưởng Khoa - Phụ trách chung
     

TS. Nguyễn Văn Minh
   Phó Trưởng Khoa


   2. Trợ lí khoa

STT Họ Và Tên Phụ trách Điện thoại liên hệ Email
1 ThS. Trần Quang Huy Trợ lý Đào tạo và quản lý sinh viên 0948059069 [email protected]
3 ThS. Trần Thị Phượng Trợ lý văn phòng 0935951913 [email protected]
4 ThS. Phạm Đoàn Phú Quốc Trợ lý Đào tạo và kế hoạch học tập 0984166028 [email protected]
5 ThS. Ngô Thế Sơn Trợ lý đào tạo sau đại học, quản lý khoa học

0946718458

0935821627

[email protected]

 

   3. Các bộ môn

   Hiện nay Khoa Nông Lâm nghiệp có 7 Bộ môn và 1 Trung tâm: Sinh học thực vật, Khoa học đất và cây trồng, Quản lý tài nguyên đất, Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường, Lâm sinh, Bảo vệ thực vật, Cơ khí và công nghệ sau thu hoạch và Trung tâm Ứng dụng và tư vấn kỹ thuật Nông Lâm nghiệp.

IV. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VIÊN CHỨC

   Khoa luôn coi trọng công tác xây dựng đội ngũ. Hiện nay khoa có 55 cán bộ viên chức (48 cán bộ giảng dạy, 06 kỹ thuật viên và 01 chuyên viên). Trong đó có 02 Phó giáo sư, 13 Tiến sĩ, 36 Thạc sĩ và 06 kỹ sư.

   Đặc biệt trong năm năm gần đây đã có hàng chục cán bộ giảng dạy đã và đang được đào tại tiến sĩ và thạc sĩ tại Cộng hòa liên bang Đức, Pháp, Úc, Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia….

   Trong quá trình xây dựng và phát triển, nhiều cán bộ trong Khoa đã và đang nắm giữ nhiều vị trí then chốt của nhà trường.

V. CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO

    Hiện nay khoa đào tạo:

    6 chuyên ngành đại học hệ chính quy: Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Công nghệ thực phẩm, Quản lý đất đai, Lâm sinh, Quản lý Tài nguyên rừng.

    4 chuyên ngành Cao đẳng hệ chính quy: Quản lý đất đai, Quản lý Tài nguyên rừng, Lâm sinh, Khoa học cây trồng.

    4 ngành Liên thông cao đẳng lên đại học: Quản lý đất đai, Quản lý Tài nguyên rừng, Lâm sinh, Khoa học cây trồng.

   4 ngành Đại học hệ vừa làm vừa học: Khoa học cây trồng, Lâm sinh, Quản lý đất đai, Quản lý Tài nguyên rừng và liên thông từ trung cấp, cao đẳng Quản lý đất đai, Quản lý Tài nguyên rừng, Lâm sinh, Khoa học cây trồng lên đại học.

   2 ngành Cao học: Khoa học cây trồng, Lâm học.

   2 ngành nghiên cứu sinh: Lâm sinh và Khoa học cây trồng.

   Đã đào tạo được hàng ngàn kỹ sư hệ chính quy và kỹ sư hệ vừa làm vừa học các ngành Khoa học cây trồng, Lâm sinh, Bảo vệ thực vật, Công nghệ sau thu hoạch, Quản lý đất đai, Quản lý Tài nguyên rừng và Môi trường.

   Đã đào tạo được 11 khóa cao học Khoa học cây trồng và Lâm sinh đã ra trường.

   Nghiên cứu sinh đã tuyển được 03 khóa.

   Về hiệu quả đào tạo: đa số các kỹ sư ra trường đều phát huy được khả năng chuyên môn nghề nghiệp và đảm nhận các chức vụ quan trọng trong các cơ quan nghiên cứu, các tỉnh và cơ sở sản xuất như: Bí thư, phó Bí thư, Chủ tịch, phó Chủ tịch một số huyện, xã; Giám đốc, Phó giám đốc một số Công ty, Nông, Lâm trường, Trung tâm, Trạm, Trại nghiên cứu; Chi cục trưởng, Chi cục phó các Chi cục kiểm lâm thuộc khu vực tỉnh Tây Nguyên và miền Trung.

VI. HỆ THỐNG TRANG THIẾT BỊ

Cả khoa có 04 phòng thí nghiệm, trong đó 02 phòng thí nghiệm thuộc bộ môn Bảo vệ thực vật, 01 phòng thí nghiệm phân tích, chế biến thực phẩm (bộ môn CK&CNSTH) và 01 phòng thí nghiệm phân tích đất (bộ môn KHĐ&CT);  01 phòng nuôi cấy mô (bộ môn SHTV); 02 phòng máy tính thuộc hai bộ môn QLTNĐ, QLTNR&MT; 05 phòng thực hành với các dụng cụ, thiết bị chuyên dụng của các bộ môn CK&CNSTH, KHĐ&CT, LS, QLTNĐ, QLTNR&MT. Ngoài ra, TTUD&TVKT mới thành lập được trang bị 01 nhà lưới với diện tích 600 m2, 02 nhà màng với tổng diện tích 780 m2 và 5.000 m2 đất để kết hợp với các bộ môn trong khoa triển khai các thử nghiệm trồng cây ngắn ngày, mô hình canh tác.

Hệ thống các phòng thí nghiệm, trong đó:

-        Phòng thí nghiệm bảo vệ thực vật với các máy móc, dụng cụ chuyên dụng có thể đáp ứng phân tích, chẩn đoán và giám định các tác nhân gây hại thực vật; theo dõi các đặc điểm sinh học, sinh thái, quy luật phát sinh, phát triển và thử nghiệm phòng trừ; xác định và tách chiết một số hoạt tính sinh học của vi sinh vật, thảo mộc; sản xuất thử nghiệm các chế phẩm sinh học. Ngoài ra, kết hợp với hệ thống nhà màng ở TTUD&TVKT và thực địa trên đất canh tác tại các địa phương thử nghiệm, khảo nghiệm hiệu quả của giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), chế phẩm sinh học; triển khai thực nghiệm và xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác một số loại cây trồng theo hướng thủy canh, khí canh, hữu cơ và tiết kiệm đầu vào; nhân giống nấm trồng,...

-        Phòng thí nghiệm ở bộ môn CK&CNSTH đảm bảo điều kiện để phân tích, bảo quản, chế biến thực phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp như cà phê, ca cao,...; chiết tách chất béo, các hợp chất hữu ích từ các loại quả như gấc, bơ, thanh long, bã bia,...; thử nghiệm và xây dựng quy trình sản xuất các loại bột dinh dưỡng có giá trị từ những loại trái cây như bơ, chuối,... trong phòng làm cơ sở để nghiên cứu và triển khai thực nghiệm.

-        Phòng thí nghiệm phân tích đất với các máy móc, trang bị chuyên dụng và hóa chất hiện có, đảm bảo khả năng phân tích các đặc điểm lý tính, hóa tính của đất; phân tích các mẫu thực vật, hỗ trợ cho các nghiên cứu về đất, phân bón, cây trồng nông lâm nghiệp.

-        Phòng nuôi cấy mô đảm bảo đủ điều kiện cho các nghiên cứu thử nghiệm nuôi cấy mô các loài thực vật, đảm bảo điều kiện bảo quản mẫu, đo đếm, xử lý và phân tích hóa sinh,... cho các hướng nghiên cứu về công nghệ sinh học.

-        Phòng máy tính của 02 bộ môn hiện có 50 máy được cài đặt các phần mềm chuyên dụng để xử lý bản đồ, xử lý ảnh vệ tinh, xử lý thống kê,... phục vụ các nghiên cứu ứng dụng GIS, viễn thám trong quản lý các nguồn tài nguyên rừng, đất đai, lưu vực...

-        Các phòng dụng cụ, máy móc, thiết bị chuyên dụng ở các bộ môn phục vụ cho việc điều tra rừng, giám sát tài nguyên rừng, đa dạng sinh học; trắc đạt phục vụ trong các lĩnh vực đất đai, nông nghiệp, lâm nghiệp; công nghệ xử lý đất, khai thác gỗ.

-        Nhà lưới, với hệ thống tưới tự động đảm bảo gây trồng và phát triển nhân giống lan rừng trong nghiên cứu bảo tồn; thử nghiệm gây trồng một số hoa, cây cảnh, cây rau,...; giâm hom, chiết ghép các loài cây trồng nông, lâm nghiệp.

-        Hệ thống các nhà màng với trang thiết bị mới, hiện đại phục vụ cho các nghiên cứu theo hướng ứng dụng công nghệ cao trong tuyển chọn giống; thử nghiệm các quy trình kỹ thuật canh tác một số loại cây trồng bằng phương pháp thủy canh, khí canh, hữu cơ và tiết kiệm đầu vào; nhân giống nấm trồng,...; sản xuất thử các loại giống cây trồng trong điều kiện nhà màng.

VII. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Hoạt động KHCN và HTQT ở khoa Nông Lâm nghiệp được xem là cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo, chuyển giao công nghệ đến các địa phương, đào tạo cán bộ giảng dạy trẻ, hỗ trợ sinh viên tiếp cận nghiên cứu khoa học; đồng thời tiếp cận dần với yêu cầu đào tạo và nghiên cứu trong khu vực cũng như quốc tế. Khoa đang chú trọng vào nghiên cứu các lĩnh vực thế mạnh và hướng nghiên cứu mới gắn với sử dụng bền vững tài nguyên, thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, cụ thể các lĩnh vực:

- Khoa học cây trồng, bảo vệ thực vật: Trồng, chăm sóc và tái canh các cây công nghiệp chủ lực, giống và công nghệ giống… đất và dinh dưỡng đất, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp có chứng nhận, ứng dụng vi sinh vật có ích trong bảo vệ thực vật, quản lý dịch hại tổng hợp...

- Lâm nghiệp, quản lý và bảo tồn tài nguyên rừng: Cấu trúc và tái sinh rừng, phục hồi cảnh quan rừng, nông lâm kết hợp trên quan điểm cảnh quan, bảo tồn động thực vật quí hiếm, sưu tập, bảo tồn và phát triển lan rừng Tây Nguyên; khả năng hấp thụ CO2 của các kiểu rừng làm cơ sở tham gia chương trình REDD, sinh thái rừng phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển rừng, phân tích và kiến nghị chính sách liên quan đến quản lý tài nguyên rừng, ứng dụng và phát triển phương pháp, công nghệ hiện đại trong giám sát và quản lý tài nguyên rừng, lưu vực, kiến thức bản địa và sinh kế của cộng đồng sống gần rừng...

- Công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch: Chiết xuất các hoạt chất hữu ích từ nguồn nguyên liệu bản địa (cây dược liệu); công nghệ chế biến các sản phẩm nông, lâm, thủy sản; phân tích các hợp chất có giá trị cao về dinh dưỡng, các hoạt tính sinh học có lợi cho sức khỏe như chống lão hóa, ngăn ngừa ung thử, hỗ trợ điều trị các loại bệnh; kỹ thuật vi bao và bao gói thông minh các sản phẩm thực phẩm chứa hoạt chất sinh học nhằm kéo dài thời gian bảo quản; sản xuất các sản phẩm có dược tính kháng vỉ rút cao từ nguồn tự nhiên có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng,...

 - Khoa học và quản lý đất: Qui hoạch và sử dụng tài nguyên đất và đất nông nghiệp, chính sách liên quan sử dụng tài nguyên đất, ứng dụng công nghệ trong theo dõi diễn biến và quản lý đất đai, tái canh bền vững và dự báo nhu cầu sử dụng nước phục vụ canh tác…

 Những kết quả đã đạt được

  • Hoạt động chung

      Từ chỗ hoạt động nghiên cứu khoa học chưa đáng kể (1977-1987), đến nay hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế khoa Nông Lâm đã thành động lực, nhu cầu đối với CBGD và sinh viên, tạo dấu ấn đáng kể trong xã hội, đặc biệt đối với vùng Tây Nguyên. Lực lượng cán bộ khoa học ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, khoa có 01 Giáo sư, 03 Phó giáo sư, 15 Tiến sĩ, 40 Thạc sĩ, và 10 cán bộ đang nghiên cứu sinh trong và ngoài nước. Năng lực nghiên cứu được mở rộng và có khả năng thu hút được nhiều nguồn kinh phí khác nhau để thực hiện NCKH. Kết quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ của cán bộ trong khoa đã có những đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước và Tây Nguyên.

  • Đóng góp đối với chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước

       Thông qua các đề tài/dự án trên các lĩnh vực khác nhau về các vấn đề của Nông Lâm nghiệp và nông thôn miền núi, nông thôn mới, về phát triển và bảo tồn tài nguyên..., các nghiên cứu trong Khoa đã có những đóng góp đáng kể trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi ở Tây Nguyên. Những nghiên cứu nổi bật trong các lĩnh vực có ảnh hưởng đến chính sách bao gồm: nghiên cứu ứng dụng mô hình quản lý rừng và đất rừng dựa vào cộng đồng, tính lượng CO2 hấp thụ, các nghiên cứu trong lĩnh vực bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn giống cây trồng, đa dạng sinh học, quỹ gen, nghiên cứu thị trường và các nghiên cứu chuyển đổi phương pháp nghiên cứu, khuyến nông theo hướng có sự tham gia của cộng đồng (VUF và các đề tài các cấp), sản xuất và sử dụng VSV hữu ích, bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu có giá trị…

  • Sự đóng góp đối với phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo của địa phương

       Phần lớn các đề tài/dự án nghiên cứu và phát triển tập trung vào giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội vùng cao Tây Nguyên. Các đề tài nghiên cứu chủ yếu trên các lĩnh vực sau:

      - Các nghiên cứu về nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.

      - Các nghiên cứu về phát triển tổng hợp nông nghiệp và nông thôn miền núi, xây dựng nông thôn mới.

      - Các nghiên cứu về sinh kế và phát triển nông nghiệp bền vững.

      -  Các nghiên cứu nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo.

      - Các nghiên cứu về sử dụng tốt, hiệu quả hơn nguồn tài nguyên sẵn có.

      - Các nghiên cứu và phát triển về Nông Lâm kết hợp.

      - Các nghiên cứu ứng dụng nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp vùng cao trong thời kỳ hội nhập, bao gồm các nghiên cứu thị trường, chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm và thương hiệu sản phẩm. Đó là:

         + Công tác giống cây trồng, đặc biệt các cây đầu dòng đặc sản, đáp ứng nhu cầu thị trường, tính kinh tế và năng suất lao động.

         + Quy trình công nghệ trong sản xuất, sản xuất sản phẩm sạch, nông sản hữu cơ...

         + Công nghệ sau thu hoạch, Bảo quản và Chế biến nông sản, Công nghệ thực phẩm.

         + Các nghiên cứu về kinh tế - xã hội: phân tích chính sách, ngành hàng, thị trường, marketing sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm Nông Lâm nghiệp.

      - Các nghiên cứu về sinh kế, xoá đói giảm nghèo và sản xuất bền vững, xây dựng nông thôn mới: an ninh lương thực, tạo nguồn thu nhập, đa dạng hoá thu nhập, sản phẩm lâm nghiệp và xoá đói giảm nghèo...

      - Các nghiên cứu phát triển gắn liền với bảo vệ/gìn giữ/làm giàu tài nguyên thiên nhiên như: phân hữu cơ, chống xói mòn, đa dạng hoá nông nghiệp, mô hình Nông Lâm kết hợp...

      - Các nghiên cứu về các giải pháp cho vấn đề thiếu nước: giống chịu hạn, quy hoạch sản xuất theo hướng sử dụng tiết kiệm nước.

      - Các nghiên cứu về bảo tồn sinh thái cảnh quan, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn quỹ gen, nhất là quý gen bản địa, dược liệu có giá trị cao

      - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong quản lý tài nguyên thiên nhiên như: GIS, kỹ thuật đo hấp thụ CO2, công nghệ sinh học...

      - Các nghiên cứu nâng cao chất lượng đào tạo trong lĩnh vực Nông Lâm nghiệp: chương trình, quy trình đào tạo, đào tạo đặc biệt với học sinh, sinh viên thiệt thòi,...