1. Quá trình phát triển
Bộ môn Khoa học Đất và Cây trồng được thành lập năm 2019 trên cơ sở sáp nhập 2 bộ môn Khoa học cây trồng và Bộ môn khoa học đất.
Bộ môn Khoa Học Cây trồng được hình thành ngay từ khi mới thành lập trường Đại học Tây Nguyên. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều tên gọi khác nhau như: Bộ môn Trồng trọt (1977-1995), Bộ môn Nông học (1996-1999), Bộ môn Khoa Học Cây Trồng (1999-2019) bộ môn đã cùng với khoa Nông Lâm nghiệp, trường Đại học Tây Nguyên lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng chuyên môn đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật vào sản xuất...
Bộ môn Khoa học đất mang tên Thổ nhưỡng – Nông hóa ngay từ ngày đầu thành lập trường 1978, gồm có 04 cán bộ, trong quá trình phát triển bộ môn đã nhiều lần tách nhập và thay đổi tên gọi. Năm 2001 bộ môn đổi tên thành Khoa học Đất, đảm nhận chức năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học đối với lĩnh vực thổ nhưỡng, nông hóa và quản lý chuyên ngành Quản lý đất đai. Năm 2005 tách bộ môn Khoa học Đất thành 2 bộ môn Khoa học Đất và Quản lý tài nguyên đất. Từ đó bộ môn mang tên Khoa học Đất cho đến nay.
2. Nhiệm vụ
2.1. Nhiệm vụ giảng dạy
- Giảng dạy Đại học cho các ngành: Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Quản lý đất đai, Kinh tế nông lâm, Lâm sinh, Quản lý tài nguyên rừng với các học phần: cây Cà phê, Cao su, Chè, Hồ tiêu, cây Lương thực, cây Ăn quả, Đậu đỗ, Rau, Bông-mía, Dâu tằm, Hoa-cây cảnh và các học phần: Khuyến nông, Hệ thống nông nghiệp, Quy hoach & lập dự án phát triển nông thôn, Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Đất và phân bón, Thổ nhưỡng, Đất và VSV đất rừng...
- Giảng dạy Cao đẳng cho ngành Khoa học cây trồng và Quản lý đất dai, Lâm sinh, Quản lý tài nguyên rừng
- Giảng dạy sau đại học cho chuyên ngành Khoa học cây trồng, Lâm học
- Hướng dẫn rèn luyện tay nghề, thực tập giáo trình, hướng dẫn chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp ở các cấp học: cao đẳng, đại học cho các ngành Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Bảo quản-chế biến nông sản, Quản lý đất đai, Quản lý tài nguyên rừng, Lâm sinh. Hướng dẫn luận văn cao học chuyên ngành Kỹ thuật trồng trọt
- Biên soạn giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo như giáo trình cây lương thực, giáo trình cây chè, giáo trình trồng dâu, nuôi tằm...
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
- Chuỗi sản xuất, kỹ thuật canh tác, giống các loại cây trồng chủ lực ở Tây Nguyên: cà phê, cao su, cây bơ, đậu đỗ, rau sạch, lúa, mía, bông, hoa và cây cảnh...
- Nghiên cứu hệ thống cây trồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp sinh thái từng địa phương trên địa bàn Tây Nguyên. Phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững, canh tác trên đất dốc, nông sản sạch, nông sản hữu cơ; Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất trên các loại cây trồng
- Xây dựng bản đồ độ phì thực tế và đề xuất lượng phân bón phù hợp cho các loại cây trồng cho các cơ sở sản xuất
- Đào tạo và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân; đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ khuyến nông cấp tỉnh, huyện và cấp cơ sở
3. Đội ngũ cán bộ viên chức
TS. Trần Ngọc Duyên |
|
TS. Nguyễn Văn Minh |
3.1. Số lượng cán bộ
07 giảng viên và 01 kỹ thuật viên. Bao gồm:
1. TS. Trần Ngọc Duyên, trưởng bộ môn
2. ThS. Nguyễn Thị Hương Cẩm, phó trưởng bộ môn
3. TS. Nguyễn Văn Minh
4. TS. Nguyễn Xuân An
5. ThS. Phan Thị Thanh Hoài, NCS
6. ThS. Lê Thị Thùy Ninh
7. ThS. Trần Thị Biên Thùy
8. KS. Trình Công Huyền Vy, kỹ thuật viên
3.2. Trình độ đào tạo
Tiến sỹ: 3, Thạc sỹ: 4 (1 giảng viên đang làm NCS tại Úc)
4. Các chuyên ngành đào tạo
- Đại học: Khoa học cây trồng, Quản lý đất đai, Bảo vệ thực vật, Lâm Sinh, Quản lý Tài nguyên rừng
- Cao đẳng: Khoa học cây trồng, Quản lý đất đai, Lâm sinh, Quản lý Tài nguyên rừng
- Liên thông: Khoa học cây trồng, Quản lý đất đai, Lâm sinh, Quản lý Tài nguyên rừng
- Vừa làm vừa học: Khoa học cây trồng, Quản lý đất đai, Lâm sinh, Quản lý Tài nguyên rừng
- Sau đại học: Khoa học cây trồng, Lâm học