1. Giới thiệu về bộ môn
Bộ môn sinh học thực vật được hình thành từ những ngày đầu thành lập khoa Nông lâm nghiệp và Trường Đại học Tây Nguyên. Bộ môn Sinh học thực vật đảm nhiệm giảng dạy các môn học cơ sở của các bậc đào tạo từ cao đẳng, đại học đến sau đại học cho các chuyên ngành như khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Lâm sinh, Quản lý tài nguyên rừng, Công nghệ sau thu hoạch, Sinh học thực nghiệm và Thú y.
Hiện tại, tính đến năm 2020 Bộ môn có 10 cán bộ giảng dạy, 1 kỹ thuật viên trong đó: 01 GS.TS, 01 PGS.TS,, 01 TS, 06 Th.S (03 NCS đang học ở nước ngoài), 01 Cử Nhân (đang học Th.S trong nước), 01 Kỹ Sư.
Các thành viên bộ môn Sinh học Thực vật |
2. Đội ngũ cán bộ
Phó trưởng Bộ môn: TS. Nguyễn Ngọc Hữu
Đội ngũ cán bộ của bộ môn (gồm: cơ hữu và bán cơ hữu)
- TS. Lê Nguyễn Tiểu Ngọc
- GS.TS Nguyễn Anh Dũng (GV bán cơ hữu)
- Th.S Huỳnh Văn Quốc (GV bán cơ hữu)
- Th.S Triệu Thị Lắng
- C.N. Elaine Alio
- Th.S Nguyễn Thị Đào (Đang làm NCS NN)
- Th.S Trần Thị Thanh Bình (Đang làm NCS NN)
- KS. Mai Thị Kim Tuyến
3. Hoạt động đào tạo
Bậc đại học:
Bộ môn đảm nhận giảng dạy lý thuyết và thực hành thực tập các môn học cơ sở như Sinh lý thực vật, Hóa sinh thực vật, Di truyền, Giống cây trồng, Công nghệ sinh học, Sinh lý – hóa sinh nông sản sau thu hoạch, Khí tượng thủy văn, Sinh thái nông nghiệp cho các chuyên ngành liên quan như Khoa học cây trồng, Bảo vệ thực vật, Công nghệ sau thu hoạch, Lâm sinh, Quản lý tài nguyên rừng, Sư phạm sinh và Cử nhân Sinh học.
Giảng dạy Sau đại học: cho các ngành sau
- Bậc cao học: Nông học, Lâm học, Sinh học thực nghiệm
- Bậc Tiến sỹ: Nông học, Lâm Sinh
Bên cạnh việc giảng dạy lý thuyết, hướng dẫn thực hành thực tập, bộ còn còn hướng dẫn các khóa luận, chuyên đề cho sinh viên, hướng dẫn luận văn cho cao học, cho NCS và tích cực tham gia viết bài giảng, giáo trình môn học.
Hướng dẫn SV nuôi cấy mô thực vật |
Hướng dẫn SV đánh giá kết quả nuôi cấy mô |
Sinh viên thực hành trong phòng thí nghiệm Sinh học Thực vật |
4. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Phòng thí nghiệm của bộ môn bao gồm: (i) Phòng thực hành sinh lý, sinh hóa, di truyền, (ii) Phòng nuôi cấy mô thực vật, (iii) Phòng khí tượng, sinh thái nông nghiệp, các phòng thực hành, thực tập được đầu tư khá đầy đủ về trang thiết bị, máy móc để phục vụ cho việc thực hành và nghiên cứu về Sinh lý, Sinh hóa, Di truyền, Chọn giống cây trồng, Vi sinh vật đất, Vi sinh thực phẩm, Công nghệ sinh học, Sinh thái môi trường và nông nghiệp công nghệ cao.
Các công trình nghiên cứu đã và đang thực hiện: Nghiên cứu về đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen các loại cây trồng; Nghiên cứu các chế phẩm sinh học; Nghiên cứu ứng dụng các chất kích thích sinh trưởng trong nông nghiệp; Nghiên cứu các chủng vi sinh vật để xử lý phế thải nông nghiệp; Nghiên cứu canh tác nông nghiệp bền vững…
Bộ môn đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, trong đó có những đề tài có nghĩa khoa học và thực tiên cao như đề tài “Nghiên cứu khả năng nhân giống cây sâm đá (Curcuma sp.) bằng nuôi cấy mô thực vật” tham gia các Dự án về đa dạng sinh học, tham gia tư vấn, chuyển giao công nghệ…Bộ môn đạt được nhiều giải thưởng khoa học, thành tích trong nghiên cứu khoa học.
Kết quả trồng sâm đá ở Chư Yang Sin |
Kết quả SV trồng rau hữu cơ |