I. Lịch sử hình thành và phát triển bộ môn
Bộ môn Sinh học vật nuôi có tiền thân từ bộ môn chăn nuôi thuộc khoa Nông nghiệp được thành lập từ 1977, tháng 6 năm 1992 bộ môn được chính thức thành lập trên cơ sở tách ra từ bộ môn Sinh học cơ sở thuộc khoa Nông Lâm nghiệp. Qua 40 năm hình thành và phát triển, bộ môn đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của khoa và Nhà trường. Nhiều thế hệ cán bộ của bộ môn và cựu sinh viên trưởng thành từ bộ môn đã và đang đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong Nhà trường và các địa phương trong cả nước.
Lãnh đạo bộ môn các thời kỳ
* Giai đoạn: 1992 - 1993
Trưởng Bộ môn: TS. Trương Tấn Khanh
* Giai đoạn: 1993 - 2004
Trưởng Bộ môn: PGS. TS. Trần Quang Hân
* Giai đoạn: 2005 - 2017
Trưởng Bộ môn: TS. Phạm thế Huệ
Phó Bộ môn: TS. Vũ Tiến Quang
* Giai đoạn: 2017-2024
Phó Bộ môn PTC: TS. Vũ Tiến Quang
Hiện nay, đội ngũ cán bộ của bộ môn SHVN có 10 cán bộ, gồm 2 PGS.TS, 4 TS Giảng viên chính, 3 thạc sĩ và 1 kĩ sư.
II. Chức năng, nhiệm vụ
1. Chức năng:
Tổ chức, thực hiện các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học ở trình độ Đại học, cao Đẳng và sau đại học về Chăn nuôi, Thú y và các chuyên ngành khác liên quan.
2. Nhiệm vụ:
Giảng dạy: Tổ chức và thực hiện đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về Chăn nuôi, Thú y và các chuyên ngành khác có liên quan ở trình độ Cao đẳng, Đại học và sau đại học cho khu vực Miền Trung, Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội chung của vùng tam giác phát triển Lào – Việt Nam – Cam pu Chia.
Nghiên cứu khoa học: Tổ chức và thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực sinh học, chăn nuôi thú y, phục vụ đào tạo và phát triển kinh tế xã hội cho khu vực Miền Trung, Tây Nguyên, và tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Cam pu Chia.
III. Lãnh đạo bộ môn
PGS.TS. Phạm Thế Huệ |
TS. Vũ Tiến Quang |
VI. Đội ngũ cán bộ của bộ môn
STT |
Họ và tên |
Năm Sinh |
Học vị, Chức vụ |
|
1 |
Phạm Thế Huệ |
1958 |
PGS. TS. Trưởng bộ môn, GVCC |
|
2 |
Vũ Tiến Quang |
1963 |
TS. P.Trưởng bộ môn PTC, GVC |
|
3 |
Nguyễn Tấn Vui |
1958 |
PGS. TS. GVCC |
|
4 |
Trần Quang Hân |
1958 |
PGS. TS. GVCC |
|
5 |
Trương Tấn Khanh |
1957 |
TS. GVC |
|
6 |
Nguyễn Tuấn Hùng |
1963 |
TS. GVC |
|
7 |
Hồ Thị Quỳnh |
1963 |
ThS. GVC |
|
8 |
Mai Thị Xoan |
1986 |
ThS. GVC |
|
9 |
Bùi Thị Như Linh |
1982 |
ThS. GVC |
|
10 |
Nguyễn Thị Rí |
1969 |
KS. KTV |
|
11 |
Hồ Nguyễn Thị Huyền Trân |
ThS. Giảng viên |
||
12 |
Lê Hiểu Kiều |
1998 |
Trợ giảng |
|
13 |
Ngô Thị Kim Chi |
ThS. Trợ lý khoa |
V. Hoạt động đào tạo
Bộ môn hiện tại đảm nhiệm các học phần: Sinh lý gia súc, Sinh hóa động vật, Giải phẩu động vật, Mô phôi, Di truyền động vật, Chọn giống và nhân giống vật nuôi, Phương pháp tiếp cận khoa học, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Chăn nuôi cơ bản, Khuyến nông, Công nghệ sinh sản, Hóa sinh đại cương, Hóa sinh phân tử, Bảo quản và chế biến sản phẩm Chăn nuôi, Hệ thống chăn nuôi động vật nhiệt đới, Khoa học ong mật, Dinh dưỡng động vật, Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi, Thức ăn và cây thức ăn.
VI. Nghiên cứu khoa học
Chủ trì và tham gia thực hiện 04 Dự án hợp tác Quốc tế, 03 dự án phát triển Nông thôn miền núi, 04 đề tài cấp Bộ, 02 đề tài cấp tỉnh và nhiều đề tài hợp tác với các Viên, Trường Đại học trong và ngoài nước. Chuyển giao nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên.
VII. Định hướng đào tạo và nghiên cứu khoa học
- Đào tạo: Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành viên của bộ môn nỗ lực phấn đấu để được phong hàm PGS và đạt học vị Tiến sĩ.
- Nghiên cứu khoa học: tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ khoan học kỹ thuật với các cơ sở nghiên cứu khoa học, đơn vị chuyển giao và tiếp nhận chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước, ưu triên các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực Sinh học vật nuôi và chăn nuôi thú y tại Tây Nguyên.
VIII. Một số hoạt động nổi bật của Bộ môn
a. Hoạt động thực tập thực tế
Hiện trạng chăn nuôi trong nông hộ
(Ghi nhân từ đợt thực tập Giáo trình và rèn nghề tại Đắk Lắk)
b. Tham gia hội thi, các hoạt động của Bộ môn
Tham gia hộ thi Văn hóa Công sở tại Đại học Tây Nguyên
Tập huấn Kỹ thuật gieo tinh nhân tạo cho bỏ tại Đại học Tây Nguyên
(Học viên của 2 huyện Krong Bông và Eakar)
c. Hoạt động khác
Hội thảo về Giải pháp phát triển chăn nuôi gia súc lớn cho khu vực
Miền Trung và Tây Nguyên tại Đại học Tây Nguyên
Tham gia phòng chống dịch tại Huyện Eakar
Đánh giá chất lượng thịt tại bộ môn trong khuôn khổ đề tài luận văn Thạc sĩ