I. Lịch sử hình thành và phát triển bộ môn
Bộ môn Cơ sở thú y có tiền thân từ bộ môn Thú y thuộc khoa Nông nghiệp, được thành lập ngay từ khi thành lập trường năm 1977.
Năm 2004 bộ môn được chính thức thành lập trên cơ sở tách ra từ bộ môn Thú y thuộc khoa Nông Lâm. Qua 40 năm hình thành và phát triển, bộ môn cùng với khoa Nông nghiệp và khoa Nông Lâm trước đây và nay là khoa Chăn nuôi Thú y, bộ môn đã đóng góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của khoa và Nhà trường, tham gia vào việc đào tạo nhiều thế hệ sinh viên ngành Chăn nuôi và ngành Thú y.
Lãnh đạo bộ môn các thời kỳ
* Giai đoạn: 2004-2012
Trưởng Bộ môn: TS. Nguyễn Thị Oanh
* Giai đoạn: 2012-2017; 2017-2022
Trưởng Bộ môn: TS. Đinh Nam Lâm
* Giai đoạn: 2022-2027
Trưởng Bộ môn: TS. Nguyễn Ngọc Đỉnh
II. Chức năng, nhiệm vụ
1. Chức năng:
Tổ chức, thực hiện các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học ở trình độ Đại học, Cao đẳng và sau đại học về Chăn nuôi, Thú y và các chuyên ngành khác liên quan.
2. Nhiệm vụ:
Giảng dạy: Tổ chức và thực hiện đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về Chăn nuôi, Thú y và các chuyên ngành khác có liên quan ở trình độ Cao đẳng, Đại học và sau Đại học cho khu vực Miền Trung, Tây Nguyên đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội không những cho vùng Tây Nguyên mà cho cả nước.
Nghiên cứu khoa học: Tổ chức và thực hiện nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực thú y.
III. Lãnh đạo bộ môn
TS. Đinh Nam Lâm |
IV. Đội ngũ cán bộ của bộ môn
STT |
Họ và tên |
Năm Sinh |
Học vị, Chức vụ |
|
1 |
Nguyễn Thị Oanh |
TS. GVC (Trưởng bộ môn) |
||
2 |
Đinh Nam Lâm |
1965 |
TS. GVC (Trưởng bộ môn) |
|
3 |
Nguyễn Ngọc Đỉnh |
TS. GVC (Trưởng bộ môn) |
||
4 |
Nguyễn Thị Bích Thủy |
ThS. GVC |
||
5 |
Võ Quốc Cường |
ThS. (PGĐ Thú y Vùng V) |
||
6 |
Đoàn Thị Kim Phượng |
1985 |
TS. GV |
|
7 |
Huỳnh Thị Hồng Ngọc |
1979 |
ThS. KTV |
|
8 |
Hoàng Thị Anh Phương |
1986 |
ThS. GV |
|
9 |
Nguyễn Quốc Hiếu |
ThS. GV |
||
10 |
Đặng Thị Phương Thảo |
ThS. GV |
V. Hoạt động đào tạo
Bộ môn hiện tại đảm nhiệm các học phần cho chương trình đào tạo đại học ngảnh chăn nuôi và thú y: Dược lý thú y, Độc chất học thú y, Sinh lý bệnh thú y, Giải phẫu bệnh thú y, Thú y cơ bản, Thú y cơ bản 1, Vệ sinh thú y, Vệ sinh chăn nuôi, Xử lý chất thải chăn nuôi, Dược liệu thú y…
VI. Nghiên cứu khoa học
Chủ trì và tham gia các đề tài 01 đề tài cấp Bộ và các đề tài cấp cơ sở. Chuyển giao nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên.
VII. Định hướng đào tạo và nghiên cứu khoa học
- Đào tạo: Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành viên của bộ môn nỗ lực phấn đấu để đạt học vị Tiến sĩ.
- Nghiên cứu khoa học: tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật với các cơ sở nghiên cứu khoa học, đơn vị chuyển giao và tiếp nhận chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước, ưu triên các lĩnh vực thú y và chăm sóc sức khỏe vật nuôi, các đề tài về bệnh truyền lây giữa vật nuôi và con người.
VIII. Một số hoạt động nổi bật của Bộ môn
Hàng năm, bộ môn đưa sinh viên ngành thú y đi thực tập rèn nghề tại một số địa phương thuộc tỉnh Đắk Lắk và Đă k Nông, tham gia các hoạt động thú y như tiêm phòng, khám điều trị bệnh cho vật nuôi, kiểm soát giết mổ…cùng với thú y cơ sở tại các địa phương.