brt365 casino Nền tảng trực tuyến trang web chính thức

Vinaora Nivo Slider 3.x

Kết quả Hội thảo đề tài KHCN năm 2020: “Kiến thức thực hành về  phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em của bà mẹ có con đang điều trị nội trú tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2020”.

KẾT QUẢ HỘI THẢO ĐỀ TÀI KHCN NĂM 2020 

1. Thời gian và địa điểm

    Thời gian: Từ 14 h đến 16h 30 phút ngày 30 tháng 11 năm 2020

    Địa điểm: Phòng Bộ môn Điều dưỡng – Khoa Y dược

    Thành phần:

     - Chủ trì: ThS. Phạm Thị Diệu Linh

     - Thư kí: ThS. Vũ Thị Thu Hường

     - Nhóm nghiên cứu, giảng viên và sinh viên Khoa Y dược - Trường ĐH Tây Nguyên

2. Nội dung

     Tổ chức góp ý cho giảng viên ThS. Vũ Thị Lan Anh - Chủ nhiệm đề tài KH&CN cấp cơ sở năm 2020 với tên đề tài: “Kiến thức, thực hành  về  phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ em của bà mẹ có con đang điều trị nội trú tại khoa Nhi Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2020”.

     Giảng viên ThS. Vũ Thị Lan Anh - chủ nhiệm đề tài báo cáo trước Hội thảo về tính cấp thiết, mục tiêu và các cơ sở lí luận, thực tiễn của đề tài và kết quả nghiên cứu.

     Các giảng viên và sinh viên tham dự Hội thảo trao đổi, thảo luận và đóng góp ý kiến cho nội dung tham luận và đề tài:

     - Chủ nhiệm đề tài đã trình bày được các cơ sở lí luận; kết quả nghiên cứu được trình bày rõ ràng, đầy đủ, phản ánh được kiến thức, thực hành về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em (TNTTTE) của bà mẹ có con đang điều trị nội trú tại khoa Nhi BVĐK vùng Tây Nguyên và một số yếu tố liên quan

    - Đề tài đạt được mục tiêu và đảm bảo được nội dung nghiên cứu: Thu thập tài liệu, tiến hành nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 500  bà mẹ  có con đang điều trị nội trú tại khoa nhi bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên về kiến thức thực hành phòng chống tai nạn thương tích trẻ em (TNTTTE) thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn. Từ kết quả nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị về định hướng tăng cường kiến thức của bà mẹ nói riêng, người chăm sóc chính của trẻ về phòng TNTT TE thông qua sự quan tâm của các cơ quan chức năng và các bên liên quan bằng hình thức đa dạng hóa các biện pháp truyền thông, mở lớp tập huấn nâng cao. Từ đó có thể thay đổi thực hành và hình thành cái thói quen an toàn trong gia đình và xã hội.

   - Tuy nhiên, để đề tài hoàn thiện hơn tác giả cần điều chỉnh báo cáo theo các góp ý của Hội thảo.

3. Kết luận

  Đánh giá chung các kết quả của nghiên cứu của đề tài đã đạt được mục tiêu và có ý nghĩa thực tiễn. Tác giả tiếp tục hoàn thiện báo cáo của đề tài theo tiến độ để chuẩn bị nghiệm thu trước Hội đồng.

Ảnh Hội thảo

                                                                                                                                                                                                       Khoa Y Dược