brt365 casino Nền tảng trực tuyến trang web chính thức

Vinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.xVinaora Nivo Slider 3.x

 

1. Thành phần

         - Chủ trì: BSCKI Lê Thị Phương.

         - Thư ký: BS Lê Huỳnh Phương Trinh.

         - Đại biểu tham gia: Nhóm nghiên cứu, các bác sỹ khoa nội nhi nhiễm, khoa cấp cứu, khoa khám bệnh và sinh viên Khoa Y dược - Trường Đai học Tây Nguyên

2. Thời gian và địa điểm

          Từ 9h30 đến 11h30 ngày 31 tháng 12 năm 2020;

         Địa điểm: Phòng hội trường bệnh viện.

3. Nội dung

Tổ chức góp ý cho BSCKI Nguyễn Thị Lệ, chủ nhiệm đề tài KHCN cấp cơ sở năm 2020 với tên đề tài như sau: “Xác định tỷ lệ nhiễm Helicobacter Pylori ở bệnh nhân nội soi dạ dày tá tràng tại bệnh viện trường Đại Học Tây Nguyên

BSCKI Nguyễn Thị Lệ– chủ nhiệm đề tài đã trình bày trước hội thảo nội dung của đề tài, cụ thể như sau:

Nhiễm Helicobacter Pylory tiếp tục là vấn đề sức khỏe toàn cầu. Nghiên cứu lại một cách có hệ thống trong năm 2015 toàn cầu có 4,4 tỉ người dương tính với Helicobacter Pylori. Riêng Việt Nam có hai báo cáo, 1241 người tham gia, tỉ lệ nhiễm HP là 70%. Mặt khác, mức sống ngày càng cao, tuổi thọ tăng, các bệnh lý tim mạch, nội tiết, cơ xương khớp theo đó cũng tăng theo, và việc dùng thuốc chống viêm giảm đau, thuốc chống đông trở nên phổ biến và thường xuyên hơn. Do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Xác định tỷ lệ nhiễm Helicobacter Pylori ở bệnh nhân nội soi tiêu hóa trên tại bệnh viện Đại Học Tây Nguyên” nhằm mục tiêu: xác định tỷ lệ nhiễm Helicobacter Pylori ở bệnh nhân nội soi dạ dày tá tràng và đánh giá hiệu quả một số phác đồ đang được sử dụng điều trị tại bệnh viện Đại Học Tây Nguyên để từ đó đưa ra chiến lược điều trị tối ưu cho bệnh nhân.

Đây là một nghiên mô tả cắt ngang bằng phương pháp hồi cứu trên hồ sơ điện tử các bệnh ngoại trú và hồ sơ các bệnh nội trú điền đầy đủ các thông tin có trên phiếu điều tra đã được lập sẵn.

4. Kết luận

Nhìn chung các kết quả ghi nhận được đã đáp ứng mục tiêu của nghiên cứu đề ra. Kết quả này phản ánh thực tế tình hình bệnh lý viêm loét dạ dày tát tràng tại bệnh viện, và cũng phản ánh đúng thực tế về việc điều trị bệnh lý này tại bệnh viện. Từ các kết quả ghi nhận được đã đưa ra được các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán cũng như điều trị bệnh nhân. Các thành viên đề tài cần tiếp tục hoàn thiện báo cáo của đề tài theo tiến độ để chuẩn bị nghiệm thu.

Ảnh hội thảo