brt365 casino Nền tảng trực tuyến trang web chính thức

Vinaora Nivo Slider 3.x

 I. Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển

Bộ môn Sinh học được hình thành cùng với trường Đại học Tây Nguyên vào tháng 11 năm 1977 là đơn vị trực thuộc Khoa Sư phạm, với nhiệm vụ đào tạo giáo viên ngành Sinh học và và giảng dạy một số môn trong lĩnh vực sinh học cho sinh viên thuộc các ngành khác của trường Đại học Tây Nguyên. Năm 1982, Khoa Sư phạm được Bộ Đại học - THCN và Đào tạo điều động chuyển sang đại học Đà Lạt. Một số  thầy cô giảng dạy sinh học ở lại Bộ môn Sinh học thuộc Khoa Khoa học cơ bản, giảng dạy một số môn trong lĩnh vực sinh học cho các ngành Nông, Lâm, Y học và Chăn nuôi – Thú Y. Năm 1996, tái thành lập khoa Sư phạm và Bộ môn Sinh học được mở ngành SP Sinh – Kỹ thuật nông lâm (1997 – 2002), năm 2003 Bộ môn đào tạo ngành Sư phạm Sinh học. Từ 2006 đến nay Bộ môn Sinh học đã mở thêm được 2 ngành đại học: Cử nhân sinh học (2006), Công nghệ sinh học (2013) và một ngành Cao học Sinh học thực nghiệm (2006).

Cùng với sự phát triển của trường Đại học Tây Nguyên, khoa Sư phạm, bộ môn Sinh học cũng ngày càng lớn mạnh. Số cán bộ của Bộ môn tăng nhanh qua từng năm, quy mô đào tạo không ngừng mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của khu vực Tây Nguyên. Để thuận lợi cho hoạt động quản lí và đào tạo, ngày 1/4/2010 Bộ môn Sinh học được tách thành hai bộ môn mới là Bộ môn Sinh học cơ sở (chịu trách nhiệm quản lý ngành Sư phạm sinh) và Bộ môn Sinh học thực nghiệm (chịu trách nhiệm quản lý 3 chuyên ngành đào tạo: Cao học Sinh học thực nghiệm, Cử nhân Sinh học và Cử nhân Công nghệ Sinh học).

Năm 2019, Bộ môn Sinh học được tái lập trên cơ sở sáp nhập hai Bộ môn Sinh học cơ sở và Sinh học thực nghiệm trực tiếp quản lý 3 ngành Đại học (Công nghệ Sinh học, Sinh học, và Sư phạm Sinh học), 1 ngành Cao học Sinh học thực nghiệm.

Qua hơn 44 năm hình thành và phát triển, Bộ môn Sinh học không ngừng lớn mạnh và đạt được nhiều thành tựu trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hàng ngàn sinh viên và học viên đã tốt nghiệp các chương trình đào tạo, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế xã hội khu vực Tây nguyên nói riêng và cả nước nói chung.

II. Lãnh đạo bộ môn:

   

TS. Trần Thị Phương Hạnh
Trưởng bộ môn

ThS. Nguyễn Thị Thu
Phó trưởng bộ môn

III. Đội ngũ cán bộ viên chức

Chất lượng đào tạo luôn được Bộ môn coi trọng hàng đầu, trong đó nguồn lực cán bộ đóng vai trò then chốt. Cán bộ giảng dạy của Bộ môn đã không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng các yêu cầu giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới. Cán bộ bộ môn đã được gửi đi đào tạo ở các Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu lớn có uy tín trong và ngoài nước như Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện Sinh thái Tài Nguyên Sinh vật, Viện Di truyền Nông nghiệp, Đại học Quốc gia Tp. HCM, Đại học Huế, Đại học Chosun, Chonnam (Hàn Quốc), Đại học Tamkang (Đài Loan). Do đó, hiện nay đội ngũ cán bộ của Bộ môn đã được kiện toàn về quy mô số lượng và chất lượng. Trong đó, cán bộ giảng dạy cơ hữu gồm 01 Phó Giáo Sư, 03 Tiến sĩ, 06 Nghiên cứu sinh, 06 Thạc sĩ, 03 cử nhân với hoạt động chuyên môn trên các lĩnh vực chuyên môn: Sinh thái học, Thực vật học, Động vật học, Vi sinh vật học, Hóa sinh học, Sinh học phân tử, Kỹ thuật gen, Công nghệ Sinh học thực vật, Công nghệ vi sinh, Công nghệ nuôi trồng nấm…

Ngoài ra, các cán bộ bộ môn thường xuyên tham gia vào các khóa tập huấn ngắn hạn, các hội thảo khoa học trong và ngoài nước: Hội thảo khoa học tại Đại học Niigata (Nhật Bản), Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc, Hội nghi Nấm học, Hội nghị KHCN Tuổi trẻ Toàn quốc khối Nông Lâm Ngư Thủy, Hội nghị quốc tế về Đa dạng sinh học, Hội nghị quốc tế về Chitin, Tập huấn về hóa sinh tại trường Đại học Tsukuba (Nhật Bản), chọn tạo giống cây trồng tại Viện nghiên cứu Ngô, đất ngập nước tại Myanma, địa y tại Hàn Quốc, Sinh học phân tử tại Trung tâm CNSH TPHCM…, Chương trình bồi dưỡng tiếng Anh của nhà trường tại ACET, Chương trình chứng chỉ sư phạm cho giảng viên Đại học, Chứng chỉ chuyên viên Sinh học phân tử tại Công ty Việt Á…

TT

Hình ảnh

Thông tin cơ bản

1

Trần Thị Phương Hạnh

- Học hàm/chức vụ: Trưởng Bộ môn Sinh học

- Học vị: Tiến sĩ

- Lĩnh vực chuyên môn: Sinh lý thực vật, Sinh lý thực vật ứng dụng, Công nghệ tế bào thực vật;

- Email: [email protected]

2

Nguyễn Thị Thu

- Học hàm/chức vụ: Phó trưởng Bộ môn Sinh học

- Học vị: Thạc sĩ

- Lĩnh vực chuyên môn: Hình thái thực vật;

- Email: [email protected]

 

3

 Nguyễn Thị Thanh

- Học hàm/chức vụ: Giảng viên

- Học vị: Tiến sĩ

- Lĩnh vực chuyên môn: Sinh học phân tử; Hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học;

- Email: [email protected]

 

 

4

Bùi Thị Quỳnh Hoa

- Học hàm/chức vụ: Giảng viên

- Học vị: Nghiên cứu sinh/ Thạc sĩ

- Lĩnh vực chuyên môn: Động vật không xương sống

- Email: [email protected]

 

5

Trương Bá Phong

- Học hàm/chức vụ: Giảng viên

- Học vị: Nghiên cứu sinh/ Thạc sĩ

- Lĩnh vực chuyên môn: Tiến hóa và đa dạng Sinh học;

- Email: [email protected]

 

 

6

Nguyễn Thị Thuỷ

- Học hàm/chức vụ: Giảng viên

- Học vị: Thạc sĩ

- Lĩnh vực chuyên môn: Hình thái giải phẩu thực vật;

- Email: [email protected]

7

 

Trịnh Thị Huyền Trang 

- Học hàm/chức vụ: Giảng viên

Học vị: Nghiên cứu sinh/Thạc sĩ

- Lĩnh vực chuyên môn: Nuôi cấy tế bào động vật;

- Email: [email protected]

8

 

Đoàn Chiến Thắng 

- Học hàm/chức vụ: Giảng viên

- Học vị: Tiến sỹ

- Lĩnh vực chuyên môn: Vi sinh môi trường

- Email: [email protected]

9

Trần Thị Thanh Thảo 

- Học hàm/chức vụ: Giảng viên

- Học vị: Thạc sĩ

- Lĩnh vực chuyên môn: Phương pháp giảng dạy Sinh học

- Email: [email protected]

10

Phạm Thị Phương

- Học hàm/chức vụ: Giảng viên

- Học vị: Thạc sĩ

- Lĩnh vực chuyên môn: Di truyền học, di truyền y học

- Email: [email protected]

11

 

Nguyễn Minh Trung

- Học hàm/chức vụ: Giảng viên

- Học vị: Thạc sĩ

- Lĩnh vực chuyên môn: Lý sinh, Công nghệ vi tảo và ứng dụng, Vật liệu sinh học

- Email: [email protected]

12

Trần Thị Kim Thi 

- Học hàm/chức vụ: Giảng viên

- Học vị: Thạc sĩ

- Lĩnh vực chuyên môn: Phương pháp giảng dạy Sinh học

- Email: [email protected]

 

13

Vũ Bích Thủy 

- Học hàm/chức vụ: Giảng viên

- Học vị: Thạc sĩ

- Lĩnh vực chuyên môn: Di truyền học, Di truyền Y học;

- Email: [email protected]

14

Nguyễn Hữu Kiên

- Học hàm/chức vụ: Giảng viên

- Học vị: Thạc sĩ

- Lĩnh vực chuyên môn: Sinh học thực vật

- Email: [email protected]

 

15

Nguyễn Thị Tình

- Học hàm/chức vụ: KTV phòng thí nghiệm

- Học vị: Thạc sĩ

- Lĩnh vực chuyên môn: Sinh học thực nghiệm

- Email: [email protected]

16

 

 

Nguyễn Thế Mạnh

 

- Học hàm/chức vụ: KTV phòng thí nghiệm

 

- Học vị: cử nhân

 

 

 

Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo còn có sự tham gia giảng dạy và trao đổi học thuật của các giảng viên, nhà khoa học có uy tín đến từ các trung tâm nghiên cứu lớn của cả nước như Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, Viện hải dương học Nha Trang, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Sinh học nhiệt đới, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM, Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM, cũng như Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường brt365 casino như GS.TS Nguyễn Anh Dũng, PGS.TS. Nguyễn Quang Vinh, PGS.TS. Phan Thị Phượng Trang, PGS.TS. Trần Lê Bảo Hà, PGS.TS.Trần Đăng Khánh, PGS.TS. Phan Kế Long, PGS.TS. Khuất Hữu Trung, PGS.TS. Nguyễn Thị Quỳnh, TS. Nguyễn Du Sanh, TS. Nguyễn Hữu Trí. 

IV. Trang bị và hệ thống phòng thí nghiệm

Là Bộ môn phụ trách đào tạo có quy mô lớn trong toàn trường trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ. Nhà Trường đã luôn quan tâm đầu tư trang thiết bị hiện đại và đồng bộ nhằm đáp ứng được nhu cầu học tập, thực hành thực tập của sinh viên cũng như hoạt động nghiên cứu của giảng viên. Đến nay, hệ thống phòng thí nghiệm của Bộ môn bao gồm:

           - Phòng Công nghệ vi sinh

           - Phòng Công nghệ tế bào thực vật

           - Phòng Sinh học phân tử

           - Phòng Hóa học các hợp chất tự nhiên

           - Phòng Sinh hóa

          - Phòng Di truyền

          - Phòng Thực vật học

          - Phòng Sinh học Đại cương

          - Phòng Phương Pháp giảng dạy Sinh học

          - Phòng tiêu bản động vật

          - Phòng tiêu bản thực vật

          - Khu Công nghệ trồng nấm

Các trang thiết bị được trang bị có thể kể đến như: Tủ cấy an toàn sinh học cấp II; máy PCR; hệ thống phân tích chỉ tiêu môi trường BOD, COD, DO; máy đo cường độ quang hợp, máy quang phổ UV-VIS, tủ lạnh sâu, máy ly tâm lạnh siêu tốc, hệ thống điện di ngang, điện di dọc, autoclave, tủ ấm, tủ sấy, máy lắc, bể siêu âm…Những máy móc này được đưa vào hệ thống các bài thực hành và được khuyến khích cho sinh viên chủ động vận hành khi đã nắm vững quy trình.

V. Hoạt động nghiên cứu khoa học

Là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị đào tạo đại học và sau đại học, nghiên cứu khoa học luôn được Bộ môn Sinh học chú trọng. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Trường, sự phối hợp nhịp nhàng với các phòng chức năng liên quan, hoạt động nghiên cứu khoa học của Bộ môn ngày càng phát triển và đạt được những thành tích đáng khích lệ.

Nhiều cán bộ của Bộ môn có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, đã và đang chủ trì, tham gia nhiều đề tài khoa học các cấp. Tính đến thời điểm hiện tại, cán bộ Bộ môn đã thực hiện trên 43 đề tài, dự án các cấp (trong đó có 10 đề tài cấp bộ, 3 đề tài cấp tỉnh, hơn 30 đề tài cấp cơ sở). Cán bộ của Bộ môn đã công bố trên 140 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước, hơn 80 bài đăng trong các tạp chí quốc tế với hơn 70% là các tạp chí có chỉ số SCI, hơn 30 báo cáo ở các hội nghị khoa học trong nước và trên thế giới. Bên cạnh đó, các bộ trẻ đã đạt được 1 giải nhì và 1 giải ba trong Hội nghị nghiên cứu khoa học trẻ các trường Đại học và Cao đẳng toàn quốc, 02 giải khuyến khích và 01 giải nhì tại Hội nghị KHCN tuổi trẻ toàn quốc khối Nông Lâm Ngư Thủy, đặc biệt được công nhận 3 bằng sáng chế. Bộ môn cũng đã xuất bản 3 quyển sách tham khảo và 1 giáo trình phục vụ cho công tác giảng dạy.

Hiện tại, cán bộ của Bộ môn đang thực hiện và tham gia thực hiện 06 đề tài, trong đó có 02 đề tài cấp bộ, 1 đề tài cấp Tỉnh và 03 đề tài cấp cơ sở, với các hướng nghiên cứu tập trung vào các mảng sau:

- Đa dạng sinh học, bảo tồn đa dạng sinh học;

- Công nghệ nuôi trồng nấm và các ứng dụng;

- Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi cấy tế bào thực vật;

- Các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học từ tài nguyên sinh vật bản địa;

- Công nghệ vi sinh vật trong canh tác nông nghiệp bền vững;

- Công nghệ vi sinh – sinh hóa khai thác ứng dụng của phế phụ phẩm nông nghiệp;

- Công nghệ vi tảo và ứng dụng;

VI. Cơ hội việc làm và nghề nghiệp

Với đặc thù là các ngành học gắn bó hữu cơ với đời sống thực tiễn, sinh viên/học viên tốt nghiệp các chuyên ngành đào tạo thuộc Bộ môn sinh học quản lí nhiều lợi thế trong tiếp cận thị trường lao động với khả năng thích ứng cao, đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội trên địa bàn Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt trung bình trên 70%, trong đó tỷ lệ làm việc đúng/phù hợp chuyên ngành được đào tạo đạt trung bình trên 70%.

Sinh viên/học viên tốt nghiệp từng bước khẳng định vị trí bằng nhiều hoạt động nghề nghiệp sôi nổi trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Các lĩnh vực hoạt hoạt động nghề nghiệp được ghi nhận ở cả các đơn vị công lập, hành chính sự nghiệp lẫn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tư nhân. Đáng chú ý, rất nhiều học viên/sinh viên sau khi tốt nghiệp đã mạnh dạn khởi sự các dự án của riêng mình (khởi nghiệp) với những thành công bước đầu rất đáng ghi nhận, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội cũng như chứng minh được năng lực thông qua áp dụng các kiến thức đã được học vào thực tiễn. Hiện tại, các vị trí việc làm và đơn vị sử dụng lao động được ghi nhận như:

- Giảng viên, Nghiên cứu viên, Kỹ thuật viên tại brt365 casino , Trường Đại học Buôn Ma Thuột;

- Giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tại các trường Trung học phổ thông công lập và tư thục tại khắp mọi miền đất nước;

- Kỹ thuật viên tại trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm và mỹ phẩm Đắk Lắk;

- Kỹ thuật viên xét nghiệm tại Bệnh viện đa khoa khu vực vùng Tây Nguyên, Bệnh viện Gia Lai;

- Chuyên viên bảo vệ thực vật tại Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế HAGL;

- Giám định viên, Công an tỉnh KonTum;

- Nghiên cứu viên, cán bộ quản lý, nhân viên tại Viện Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên, Viện Sinh học Tây Nguyên, Trung tâm giống cây trồng Miền Nam, Viện Vệ sinh dịch tể Tây Nguyên, Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường Tây Nguyên,…

- Nhân viên kiểm định/kiểm soát chất lượng (QA/QC) tại công ty Bia San Miguel, Tân Hiệp Phát;

- Nhân viên phân tích, phát triển thị trường tại công ty cổ phần Việt Á, Nam Khoa Bioteck, Công ty TNHH Smart Dental, Công ty Công nghệ Tưới Hoàng Thịnh, Công ty Cổ phần Rượu Sâm Ngọc Linh Kontum;

- Chuyên viên về phân bón, cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật  tại công ty Hóa dược Hoàng An, Công ty phân bón Địa Long, Bảo vệ thực vật An Giang, Thần Nông, Bioseed,…;

- Nhân viên tại công ty Mía đường Eakar;

- Cán bộ tại trung tâm y tế Dự phòng Đắk Nông;

- Chủ tịch hợp tác xã Bình Minh;

- Sáng lập và giám đốc điều hành Công Ty Agrieco Việt Nam,công ty một thành viên TNHH Công nghệ Gia Nguyên;

- Nghiên cứu viên tại Trung tâm ứng dụng công nghệ cao, Công ty cổ phần Việt Nga Gia Lai;

- Nghiên cứu viên tại Phòng Công nghệ Sinh học thực vật, Công ty Công Nghệ Sinh Học Phạm Gia;

- Giám định viên tại Công ty cổ phần giám định và chứng nhận hàng hóa Việt Nam (VCC&C);

- Chuyên viên phát triển vùng nguyên liệu, Công ty TNHH Rau cười Việt Nhật;

VII. Một số hình ảnh hoạt động của Bộ môn

 Hội thi Chuyên môn nghiệp vụ và các vấn đề xã hội 

Tham quan công ty Ajinomoto Việt Nam, Biên Hòa

Giao lưu chào đón Tân sinh viên 2019

 

Hội nghị KHCN tuổi trẻ các trường đại học và cao đẳng Khối nông lâm ngư thủy lần 7 năm 2016

 

Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc phía nam lần 4 và hội nghị nấm học

 

Hội nghị quốc tế về đa dạng sinh học lần 4

 

Molecular biology course

Thực tập thiên nhiên lớp Sư phạm sinh học K14 (Tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà)

 

Các sản phẩm Nghiên cứu khoa học của bộ môn (PGS.TS. Nguyễn Phương Đại Nguyên và nhóm nghiên cứu)

Hướng dẫn sinh viên thực hành môn học

Bộ môn tham gia hoạt động tư vấn hướng nghiệp, tham quan và trải nghiệm STEM

Cùng Đại học Tây Nguyên tham gia Ngày hội Khởi nghiệp Tỉnh Đắk Lắk 2019