1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Bộ môn Kế toán được thành lập vào tháng 2 năm 1997, là một trong sáu bộ môn thuộc Khoa Kinh tế, trường Đại học Tây Nguyên. Đội ngũ giảng viên của Khoa trong giai đoạn đầu chỉ 4 giảng viên nay đã phát triển lên đến 11 giảng viên, trong đó có 2 Tiến sỹ, 1 nghiên cứu sinh, 6 thạc sỹ. Sinh viên của ngành ra trường đều nhanh chóng nhận được việc làm ở những tổ chức tài chính, tổ chức kinh tế, cơ quan Nhà nước… Cùng với sự phát triển của Khoa, trải qua hơn 20 năm, Bộ môn đã trưởng thành và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Quá trình phát triển của Bộ môn được tóm tắt như sau:
Năm học 2001 - 2002: Bộ môn mở ngành đào tạo cử nhân Kế toán.
Năm học 2002 - 2003: Quy mô sinh viên và giảng viên của Bộ môn tăng nhanh, bắt đầu tuyển sinh đào tạo hệ vừa làm vừa học chuyên ngành Kế toán.
Năm học 2006 - 2007: Bộ môn bắt đầu tuyển sinh đào tạo hệ văn bằng 2 chuyên ngành Kế toán.
Năm 2006: Bộ môn được tách thành hai bộ môn là bộ môn Kế toán và bộ môn Tài chính - ngân hàng.
Nhiệm kỳ Hiệu trưởng 2007 – 2011: Bộ môn có 09 cán bộ, giảng viên; Trưởng bộ môn: ThS. Nguyễn Đức Tình; Phó trưởng bộ môn: ThS. Nguyễn Thanh Trúc.
Nhiệm kỳ Hiệu trưởng 2012 – 2017: Bộ môn có 11 cán bộ, giảng viên cơ hữu; Trưởng bộ môn: ThS. Bùi Thị Hiền; Phó trưởng bộ môn: TS. Nguyễn Thị Hải Yến.
Nhiệm kỳ Hiệu trưởng 2017-2022: Bộ môn có 10 cán bộ, giảng viên cơ hữu; Trưởng bộ môn: ThS. Bùi Thị Hiền; Phó trưởng bộ môn: ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo.
Lãnh đạo bộ môn
GVC. ThS. Bùi Thị Hiền Trưởng bộ môn |
GVC. ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo Phó trưởng bộ môn |
2.Chức năng và nhiệm vụ.
2.1. Đào tạo
Bộ môn Kế toán hiện đang phụ trách đào tạo các chuyên ngành bậc đại học
STT |
BẬC ĐÀO TẠO |
CHUYÊN NGÀNH |
1 |
Đại học |
Kế toán |
2 |
Đại học |
Kế toán - Kiểm toán |
2.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học
2.2.1. Danh mục các đề tài nghiên cứu khoa học do giảng viên Bộ môn chủ nhiệm đề tài
1. Vai trò của phụ nữ Ê Đê trong kinh tế hộ tại huyện Krông Ana, Đắk Lắk (Thực trạng và giải pháp).
2. Nghiên cứu thực trạng tổ chức quản lý và các giải pháp thúc đẩy phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên.
3. Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng cho các hộ trồng cà phê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
4. Xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp phục vụ cho giảng dạy tại trường Đại học Tây Nguyên.
5. Hoàn thiện công tác phân tích tài chính trong các công ty cà phê nhà nước tại Đắk Lắk.
6. Điều tra đánh giá thực trạng vùng nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến cà phê nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
7. Hoàn thiện quy trình thanh toán các hoạt động chi tiêu thường xuyên của brt365 casino Nền tảng trực tuyến trang web chính thức.
8. Nghiên cứu tác động của việc sử dụng thẻ ATM trong việc thanh toán của người dân trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột.
9. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk.
10. Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, chi nhánh Đắk Lắk.
11. Tiếp cận tín dụng chính thức của hộ sản xuất cà phê. Trường hợp nghiên cứu tại xã Eaphê, Krông Pắk, Đắk Lắk.
12. Nghiên cứu hoạt động phát hành ý kiến kiểm toán giữa Big4 và Non-Big4 khi có hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên HOSE.
13. Xây dựng mô hình kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa trên nền tảng phần mềm Microsoft Excel cho sinh viên chuyên ngành Kế toán trường Đại học Tây Nguyên.
14. Nghiên cứu thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
15. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
2.2.2. Số đề tài nghiên cứu khoa học đã thực hiện
- Đề tài NCKH cấp Bộ: 03
- Đề tài cấp cơ sở trọng điểm: 02
- Đề tài cấp cơ sở: 11
2.2.3. Số bài báo khoa học đã xuất bản ở các tạp chí quốc tế/trong nước
- Số bài thuộc danh mục ISI/Scopus: 0
- Số bài đăng trên kỷ yếu hội thảo quốc tế: 07
- Số bài đăng trên kỷ yếu hội thảo quốc gia: 13
- Số bài báo đăng trên các tạp chí trong nước: 32
- Số sách giáo trình: 01
- Số sách chuyên khảo biên soạn: 08
3. Đội ngũ cán bộ viên chức
STT |
HỌ VÀ TÊN |
HỌC VỊ - CHỨC VỤ |
HỌC PHẦN - GIẢNG DẠY |
|
|
I |
Cán bộ hiện tại của bộ môn |
||||
1 |
Bùi Thị Hiền |
Thạc sĩ Trưởng bộ môn |
1. Nguyên lý kế toán 2. Lý thuyết kiểm toán 3. Ngân hàng thương mại 4. Kế toán quản trị |
||
2 |
Nguyễn Thị Phương Thảo B |
Thạc sĩ Phó trưởng Bộ môn |
1. Kế toán quốc tế 2. Kế toán nông lâm nghiệp và xây dựng 3. Pháp luật kế toán |
||
3 |
Nguyễn Thanh Trúc |
Tiến sĩ |
Kế toán tài chính 2 |
||
4 |
Nguyễn Hà Hồng Anh |
Thạc sĩ |
1. Kiểm toán 2. Kế toán thương mại DV 3. Hệ thống thông tin kế toán 4. Tổ chức công tác kiểm toán 5. Nguyên lý kế toán 6. Thực hành sổ sách kế toán |
||
5 |
Bùi Thị Thanh Thùy |
Thạc sĩ |
1. Kiểm soát nội bộ 2. Kế toán tài chính 1 3. Kế toán doanh nghiệp 4. Nguyên lý kế toán 5. Kế toán thuế |
||
6 |
Nguyễn Thị Đức Hiếu |
Thạc sĩ |
1. Kế toán chi phí 2. Kế toán hành chính sự nghiệp 3. Kế toán kho bạc 4. Nguyên lý kế toán |
||
7 |
Nguyễn Thị Trà Giang |
Thạc sĩ |
1. Kiểm toán 2 2. Kiểm toán hoạt động 3. Phân tích hoạt động kinh doanh 4. Tổ chức công tác kế toán |
||
8 |
Nguyễn Thị Thanh Tý |
Cử nhân |
1. Lý thuyết kiểm toán 2. Nguyên lý kế toán |
||
II |
Cán bộ từng công tác – Cán bộ đã nghỉ hưu |
||||
1 |
|
Trần Văn Trúc |
Thạc sĩ |
|
|
2 |
|
Nguyễn An Thạch |
Thạc sĩ |
|
|
3 |
|
Nguyễn Đức Tình |
Thạc sĩ |
|
|
IV. Một số hình ảnh về các hoạt động của bộ môn
Phòng Ban Tab
- Đại học
- Sau Đại học
- VLVH